Chú ý khi vay tiền ngân hàng thuê phòng trọ

Không những vậy, khi thanh toán khoản vay, các mức phí dịch vụ mà khách phải trả cho bên ngân hàng còn có phần vô lý khi người vay

Vay tiền Ngân hàng mua nhà dễ mà không dễ.

Có một thực tế là hiện nay khi đi mua nhà, khách hàng hầu như toàn chỉ nghe các nhân viên tư vấn tín dụng ngân hàng tô hồng về các ưu tiên hấp dẫn ra sao, đáng mua thế nào mà quên đi hoặc bị làm cho quên đi các yếu tố rủi ro kèm theo. Nếu không cẩn thận, những khoản vay mua nhàtưởng chừng ngọt lịm ấysẽ khiến bạn rơi vào tình cảnh “tiền mất tật mang”.
Áp lực giải ngân của các ngân hàng

Khi có nhu cầu nhà ở, người mua nhà chỉ cần chứng minh được mức thu nhập cũng như có một công việc ổn định là sẽ có cơ hội vay vốn mua nhà, trả chậm trong thời hạn 10-20 năm từ các khoản vay hỗ trợ từ các ngân hàng. Đây không chỉ là hình ảnh không mấy xa lạ tại các nước có nền Bất động sản (BĐS) phát triển mà còn đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc của đa phần người dân khi Mua bán Nhà đất

Quen thuộc là vậy nhưng tại Việt Nam, việc tiếp cận các gói vay mua nhà của người dân là việc không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là quá khó khăn. Theo đó, nếu muốn mua nhà bằng cách vay vốn, ngoài việc có được một công việc ổn định, người đi vay còn phải thế chấp tài sản có giá trị như sổ đỏ/giấy hồng nhà đất hoặc tài sản khác. Không những vậy, số tài sản mà người đi vay thế chấp còn phải chịu mực định giá không sát với giá trị thực của tài sản, tối đa chỉ 70% theo quy định của bên ngân hàng. Đó là còn chưa kể đến mức lãi suất khá “chát” mà người vay mua nhà phải trả mỗi tháng.

Nhắc tới thị trường BĐS vài năm trước, có lẽ nhiều người vẫn chưa thể quên được làn sóng nhà nhà người người đổ xô nhau gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi tiết kiệm. Theo các chuyên gia, sở dĩ có tình trạng trên là do thị trường nhà đất khi đó đóng băng trầm trọng cộng thêm đó là sự mất dần tính hấp dẫn của các kênh huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nhân dân như ngoại tệ, vàng, chứng khoán…vô hình chung làm nguồn vốn huy động của các ngân hàng tăng lên đột biến.

Vì vậy, đứng trước sức ép lợi nhuận nghìn tỷ của các cổ đông lớn, các ngân hàng đã thông qua các dự án các gói tín dụng thương mại cho vay mua nhà với lãi suất cạnh tranh nhau để đẩy nhanh nguồn vốn huy động quá lớn trong dân cư, đơn cử là gói 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thủ tục để tiếp cận nguồn vốn vay này thật sự là quá khó khăn khiến nhiều người mặc dù có nhu cầu thực về nhà ở cũng đành bó tay, chưa kể đến tốc độ giải ngân nguốn vốn này vẫn còn quá thấp.

Chưa hết, gói vay vốn trị giá 30.000 nghìn này khi đưa vào thực hiện còn bộc lộ những mâu thuân hết sức khó hiểu. Cụ thể, theo như bản chất và quy định của Bộ Xây dựng thì gói vay 30.000 tỷ đồng này chỉ hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp (dưới 9 triệu đồng/tháng) vay mua nhà. Thế nhưng khi làm thủ tục, các ngân hàng lại yêu cầu người vay phải chứng minh được thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới đồng ý xét duyệt GIải ngân.

Vay tiền Ngân Hàng mua nhà đối với người thu nhập thấp còn khó khăn hơn

Cũng chính vì sự mâu thuẫn tréo ngoe này mà không ít người mua nhà – vốn đa phần không thể chứng minh mức thu nhập 9 triệu đồng/tháng trở lên rơi vào hoàn cảnh không biết nên cười hay khóc khi đã “trót” đặt cọc trước 20% giá trị căn hộ cho chủ đầu tư trong khi đó ngân hàng lại không chấp nhận giải ngân vay vốn. Điển hình là vụ việc 900 khách hàng mua dự án bất đông sản nhà ở xã hội HQC Plaza của Công ty Địa ốc Hoàng Quân đã phải chấp nhận vay lại vốn của chủ đầu tư với mức lãi suất khá cao do không vay được gói 30.000 tỷ đồng.
Tỉnh táo khi đặt bút ký hợp đồng mua nhà

Các kênh huy động vốn nhàn rỗi (ngoại tệ, vàng, đầu tư kinh doanh…) tiếp tục kém hấp dẫn cộng thêm sự phục hồi của thị trường khiến nhiều ngân hàng cho rằng đây là cơ hội tốt để giải tỏa áp lực tăng trưởng tín dụng suốt thời gian qua. Theo đó, hàng loạt các gói vay vốn sửa chữa, mua nhà, mua đất liên tục được các ngân hàng đưa ra thị trường với mức lãi suất cạnh tranh sít sao.

Vay tiền Ngân hàng mua nhà cần tìm hiểu quy đinh và khả năng của mình trước khi quyết định.

Để đẩy mạnh việc giải ngân nguồn vốn tín dụng vẫn được xem là “gánh nặng” lâu nay, không ít ngân hàng để tìm mọi cách tiếp cận nguồn khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau như lấy thông tin khách hàng từ chủ đầu tư dự án, website, báo mua bán, phiếu khảo sát, làm tờ rơi; gọi điện thoại, nhắn tin… thậm chí nhiều ngân hàng còn xây dựng riêng cho mình một đội ngũ nhân viên tư vấn túc trực tại chỗ (sau khi bắt tay với các chủ đầu tư dự án) để tìm hiểu nhu cầu vay và tư vấn cho khách hàng sự hấp dẫn của các gói vay ưu đãi.

Nhưng trên thực tế, do áp lực giải ngân nguồn vốn được đánh trực tiếp lên lương thưởng nên khi tư vấn cho khách hàng, nhiều nhân viên tín dụng đã cố tình bỏ qua phần giới thiệu những rủi ro về mặt pháp lý nếu khách không trả vay đúng hạn cho ngân hàng mà chỉ tập trung tô hồng các ưu đãi hấp dẫn của ngân hàng mình với ngân hàng khác như mức lãi suất, thời hạn trả nợ…trong khi mức lãi vay của các ngân hàng đều tương đương nhau.

Đành là vậy, nhưng ngay cả những người vay vốn mua BĐS (nhà, đất, căn hộ chung cư ), họ lại cũng quên bẵng đi không hỏi hay không yêu cầu nhân viên tư vấn tín dụng giới thiệu về những hệ quả, rủi ro nếu như không có nguồn tài chính ổn định để thanh toán theo lịch trả nợ đối với ngân hàng mà vội kí ngay vào hợp đồng. Và một khi không thể thanh toán đúng theo lịch đã thỏa thuận với ngân hàng, khi không được ngân hàng chấp nhận, khoản vay của khách sẽ ngay lập tức ngân hàng liệt vào danh sách nợ xấu và sẽ được công ty xử lý nợ xấu hợp tác với ngân hàng tiến hành xử lý ngay dù cho trước đó khách có gửi giấy thông báo hoãn trả nợ chậm một vài ngày.

Còn nhớ vụ xử lý tài sản của VPBank tại căn hộ chung cư số1401 tòa nhà 17T2 phố Hoàng Đạo Thúy (Cầu Giấy, Hà Nội) hồi tháng 3 vừa qua. Được biết chủ nhà vay vốn đã thế chấp căn hộ cho ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ nhưng nhưng khi khách hàng không thể thực hiện cam kết, ngân hàng lại xử lý tài sản bằng cách ngang nhiên đến đuổi chủ nhà ra ngoài, lắp khóa và dán niêm phong thay vì thỏa thuận, thương lượng cùng chủ hộ cách thức giải quyết, bán căn hộ để thu hồi vốn.

Cần biết khi vay tiền ngân hàng mua nhà.

Chiếu theo luật, cách xử lý của ngân hàng là hoàn toàn sai luật khi không tuân thủ theo các trình tự xử lý được được pháp luật quy định. Theo đó, nếu khách vay không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng phải thỏa thuận với chủ hộ về cách thức giải quyết để thu hồi nợ. Trong trường hợp hai bên không đi đến thống nhất thì ngân hàng mới có quyền khởi kiện lên tòa án buộc chủ nhà trả nợ, nếu chủ nhà không chấp hành thì khi đó ngân hàng mới có quyền phát mại tài sản thế chấp.

Vì vậy cũng không quá khó hiểu khi trong nhiều trường hợp, người vay vốn mua nhà phải chấp nhận vay tiền bên ngoài với lãi suất cao (0,3-0,5%/ngày) để đảm bảo thanh toán đúng hạn cho ngân hàng cũng như nộp tiền để rút giấy tờ ra. Kết quả, người vay vốn mua nhà phải chấp nhận tình trạng “một cổ hai tròng” khi vừa phải thanh toán lãi phạt ngân hàng vừa “kêu trời” khi lãi tín dụng đen đẻ ra ngày một nhiều.

Không những vậy, khi thanh toán khoản vay, các mức phí dịch vụ mà khách phải trả cho bên ngân hàng còn có phần vô lý khi người vay có nhu cầu thanh toán liên ngân hàng. Với mức phí khá “chát” này, nhiều người vay vốn thà chấp nhận vác cả bao tải đầy tiền thuê taxi tới tận nơi thanh toán cho tiết kiệm còn hơn phải đóng vào khoản phí quá cao đó.

Như vậy, khi vay vốn mua nhà, người mua nhà nên thật tỉnh táo, suy xét kĩ lưỡng khả năng thanh toán lãi vay cũng như yêu cầu nhân viên tư vấn tín dụng cung cấp thông tin đầy đủ về các rủi ro nếu không thể trả nợ đúng hạn với ngân hàng trước khi đặt bút ký vào hợp đồng. Bên cạnh đó, về phía các ngân hàng, công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên cũng cần phải được quan tâm đúng mức để tránh phát sinh những khoản nợ xấu để rồi sau đó buộc phải giải quyết.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *